4 Trụ cột kiến trúc phát triển của ngân hàng số
Ngân hàng – Tài chính đã từng là một lĩnh vực hoạt động rất khó thay đổi tính truyền thống, tuy nhiên vẫn không nằm ngoài quá trình “chuyển đổi số” – đang là xu thế tất yếu của xã hội. Do vậy, để có một nền tảng vừa thích nghi được với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, vừa phù hợp với hoạt động Ngân hàng lõi phức tạp, các Ngân hàng cần thiết phải có một trụ cột kiến trúc phát triển nhất định. Vậy trụ cột kiến trúc phát triển của Ngân hàng số là gì?
Trụ cột thứ nhất: Hoạt động Giao dịch Online (Digital Banking)
Đại dịch Covid -19 đã giáng một đòn mạnh vào hầu hết tất cả lĩnh vực đời sống, trong đó có ngành Ngân hàng- Tài chính. Việc giãn cách cũng đã làm thay đổi “thói quen” của toàn xã hội.
Năm 2021, ghi dấu những kỷ lục mới về số lượng giao dịch không dùng tiền mặt 3 tháng đầu năm 2021: kênh Internet chiếm 8,1 triệu tỷ đồng, qua kênh điện thoại di động là trên 4,6 triệu tỷ đồng, sử dụng QR Code để thanh toán là 4,479 tỷ đồng. Ngoài ra, thống kê của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) cũng ghi nhận: Tổng giá trị giao dịch thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS) và tổng giá trị thanh toán thẻ, ví điện tử qua cổng thanh toán trực tuyến Napas tăng trưởng tương ứng là 50% và 125% so với cùng kỳ năm 2020.
Những con số này chính là minh chứng cho sự thay đổi trong “thói quen” thanh toán của đại bộ phận xã hội những năm gần đây. Xu thế “chuyển đổi số” là cần thiết, đặt nền móng cho việc triển khai, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.
Hoạt động Giao dịch Online phát triển gắn liền với công nghệ điện toán đám mây, thuận tiện để các bên tham gia sử dụng nguồn dữ liệu chung đồng thời đảm bảo cung cấp dữ liệu nhanh chóng, an toàn với chi phí thấp. Ngoài ra, hoạt động này cũng được thực hiện một cách hiệu quả với độ chính xác và bảo mật cao nhờ áp dụng công nghệ định danh khách hàng điện tử eKYC, công nghệ xác thực sinh trắc học đa phương thức Biometrics Services.
Trụ cột thứ 2: Hoạt động Quầy giao dịch số (Digital Branch)
Nâng cao trải nghiệm khách hàng và rút ngắn thời gian giao dịch chính là mục tiêu phát triển của Ngân hàng số ngày nay. Hoạt động Quầy giao dịch số (Digital Branch) chính là bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ vào khâu nâng cấp dịch vụ của các Ngân hàng thời 4.0.
Ngày nay, khách hàng không cần phải xếp hàng hay chờ cả giờ đồng hồ chỉ để mở thẻ, rút tiền hay thực hiện các giao dịch cơ bản. Với việc nâng cấp dịch vụ quầy giao dịch số đã khiến cho mọi thao tác được tinh gọn, rút ngắn thời gian giao dịch, nâng cấp trải nghiệm khách hàng và mang lại hiệu quả dịch vụ cao hơn.
Hoạt động của Quầy giao dịch số ngày nay gắn liền với các hệ thống:
- Hệ thống Smart Queue: Mô hình ngân hàng truyền thống đòi hỏi khách hàng phải có mặt tại quầy, và đợi đến lượt mới được hỗ trợ dịch vụ. Tuy nhiên, với hệ thống Smart Queue, khách hàng chỉ cần đặt lịch hẹn online trên app/ website với Ngân hàng. Khi đến quầy giao dịch, Camera AI sẽ nhận diện khách hàng và phân loại khách hàng ngay khi vào cửa, Kiosk sẽ lấy số tự động, sau đó thông tin khách hàng sẽ tự động hiện thị trên màn hình (Smart Screen).
- Hệ thống AutoBank: là mô hình ngân hàng tự động, hoạt động 24/7. Hệ thống AutoBank cho phép khách hàng tự thực hiện hầu hết giao dịch ngân hàng thông thường với màn hình cảm ứng, đầu đọc thẻ thông minh, quét mã QR, Camera AI nhận diện, nhận diện vân tay, máy Scan,… Ngoài ra hệ thống còn cài đặt thêm chức năng Video Call giúp kết nối trực tiếp Tổng đài viên với Khách hàng, cho phép hỗ trợ và nhận diện realtime khách hàng.
- Hệ thống Smart Form: giúp hợp nhất hệ thống phục vụ tại quầy, GDV thao tác trên một hệ thống duy nhất. bằng việc sử dụng Camera AI, Công nghệ bóc tách thông tin khách hàng trên giấy tờ tùy thân (OCR), sử dụng màn hình (Dual Touch Screen) giúp tương tác trực tiếp với khách hàng, tích hợp định danh Video Call giúp phân luồng khách hàng thông minh.
Hoạt động Quầy giao dịch số phát triển dựa trên công nghệ nhận dạng khuôn mặt, vân tay, OCR giúp nâng cấp dịch vụ tại quầy trở nên ưu việt hơn bao giờ hết, đáp ứng đủ và trúng nhu cầu của khách hàng.
Trụ cột thứ 3: Hoạt động của các Ngân hàng Nhúng và Ngân hàng Mở (Open Banking)
Ngày nay, xu thế “nhúng” đang được các Ngân hàng lựa chọn để mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng của mình. Hoạt động Ngân hàng Nhúng cho phép nhúng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng vào hệ sinh thái khác (Bank as a Service).
Hoạt động của Ngân hàng Nhúng và Ngân hàng Mở sử dụng nền tảng eKYC giúp khách hàng thực hiện mọi thủ tục đăng ký trên app, không cần đến quầy giao dịch ngân hàng. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng chính nguồn tiền trên tài khoản để thanh toán, không cần chuyển qua app hay cổng thanh toán khác – rút gọn việc thanh toán chỉ với 2 bước: Xác thực thông tin và Thanh toán.
Đây chính là bước đệm, là trụ cột kiến trúc quan trọng để hoàn thiện dịch vụ khách hàng của các Ngân hàng ngày nay.
Trụ cột thứ 4: Hoạt động của các Chi nhánh di động và Ngân hàng đại lý (Mobile Branch & Agent)
Khoảng cách giờ đây không còn là rào cản cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính số ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhờ vào hệ thống Chi nhánh di động và Ngân hàng đại lý.
Đại lý ngân hàng được xem là một trong những kênh phân phối mang tính đổi mới giúp mở rộng sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính. Thông qua đại lý thường là các cửa hàng tạp hóa, cửa hiệu thuốc, bưu điện hoặc cửa hàng bán lẻ xăng dầu, các dịch vụ ngân hàng cơ bản như thanh toán hóa đơn, rút tiền, chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm… được cung cấp tới người dân một cách thuận tiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những nơi không có chi nhánh ngân hàng thương mại.
Hoạt động của các Chi nhánh di động và Ngân hàng đại lý được thực hiện nhờ vào công nghệ Face Recognition và Công nghệ bóc tách dữ liệu thông tin khách hàng OCR đã mang đến độ chính xác và thuận tiện trong quá trình xác minh và hỗ trợ khách hàng.
Tại LienVietTech, chúng tôi đã phát triển Bộ giải pháp Ngân hàng số Hợp Kênh Olympus OmniChannel theo 4 trụ cột phát triển của Ngân hàng số, bao gồm: Kênh Giao dịch Online (Olympus Digital Banking), Kênh Quầy giao dịch số (Olympus Digital Branch), Kênh Ngân hàng Nhúng và Ngân hàng Mở (Olympus Open Banking) và Kênh Chi nhánh di động và Ngân hàng đại lý (Olympus Mobile Branch & Agent). 4 trụ cột này sẽ là nền tảng và cũng chính là những mảnh ghép không thể thiếu mà các Ngân hàng ngày nay cần có để hoàn thiện hệ thống Ngân hàng số của mình.
Liên hệ Chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về Bộ giải pháp qua email: lienhe@lienviettech.com.vn hoặc hotline: 02432098686.