Sàn thương mại điện tử rần rần chuyển đổi phương thức thanh toán
Thanh toán điện tử với lợi thế an toàn, tiện lợi đang thể hiện tốt vai trò hỗ trợ phục hồi nền kinh tế trong đại dịch Covid-19. Sàn thương mại điện tử (TMĐT) cũng nhanh chóng bắt kịp xu thế thanh toán điện tử khi hợp tác với nhiều đối tác uy tín.
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LÊN NGÔI TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Nếu như năm 2019 đạt hơn 10 tỉ USD thì năm 2020 con số này là 11,8 tỉ USD, tăng trưởng 18% so với năm trước.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, giao dịch trực tiếp bị đứt gãy tạo cơ hội cho mua sắm online và thanh toán không tiếp xúc lên ngôi. Hình thức mua sắm – thanh toán này đang góp phần giúp nhà bán hàng kết nối thường xuyên với khách hàng, đảm bảo an toàn khi giao dịch và duy trì doanh số đều đặn để vượt qua mùa dịch khó khăn.
Báo cáo của Decision Lab quý 3/2021, thanh toán điện tử đã gia tăng mức độ biến với 70% khách hàng trực tuyến đã sử dụng Internet Banking thay cho COD. Tỉ lệ người mua hàng trực tuyến ưu tiên sử dụng ví điện tử cũng tăng từ 18% (2019) lên 23% (2020), đặc biệt lên tới 59% (2021). Theo Statista, dự kiến, tổng giá trị giao dịch trong mảng thanh toán điện tử đạt $14.375M vào năm 2021.
Rõ ràng, đây không còn là sự lựa chọn chỉ dành cho những khách hàng sành công nghệ mà đang trở thành xu thế tất yếu trên thị trường. Đó cũng là lý do vì sao các sàn TMĐT đang “chạy đua” chuyển đổi số, mở rộng các phương thức thanh toán không tiền mặt thông qua việc hợp tác và sở hữu nền tảng thanh toán riêng.
SỞ HỮU NỀN TẢNG THANH TOÁN RIÊNG ĐANG LÀ CUỘC CHƠI CỦA NHỮNG “ÔNG LỚN” TẠI VIỆT NAM
Thị trường gần đây cũng chứng kiến nhiều màn hợp tác chiến lược của các công ty ví điện tử và sàn TMĐT. Đơn cử có thể kể tới Shopee và Shopee Pay (vận hành bởi AirPay), Sendo và SenPay (vận hành bởi Ví FPT), Lazada và eM (vận hành bởi M-Pay), Voso.vn và Viettel Pay…
Các nền tảng TMĐT lớn ở Việt Nam đều có nền tảng thanh toán điện tử riêng
Đầu tháng 11/2020, Lazada chính thức tích hợp phương thức thanh toán qua ví điện tử eMonkey (eM) vào nền tảng TMĐT với mục tiêu nâng cao trải nghiệm người dùng.
Shopee đã áp dụng nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn cho người dùng khi thực hiện thanh toán qua ví AirPay, một dịch vụ nằm trong nền tảng số của SEA. Tháng 06/2021, ví điện tử AirPay chính thức thông báo đổi tên thành ví ShopeePay, giúp mang đến cho người dùng các giá trị tiện ích, thuận lợi trong việc thanh toán và mua sắm đồng thời làm tăng nhận diện thương hiệu ShopeePay đến đông đảo người dùng hơn.
Một dịch vụ TMĐT đã dừng hoạt động là Adayroi trước đó cũng có một ví điện tử riêng trong hệ sinh thái là VinID. Trong khi đó, Sendo cũng nhanh chóng gia nhập cuộc chơi với ví SenPay.
Với những “cú bắt tay” này, các công ty TMĐT kỳ vọng sẽ mang đến cho người dùng các giá trị tiện ích, thuận lợi trong việc thanh toán và mua sắm. Người dùng giờ đây đã có thể thanh toán tiện lợi, tiết kiệm thời gian và hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tối đa.
VÌ SAO CÁC SÀN TMĐT KHAO KHÁT SỞ HỮU NỀN TẢNG THANH TOÁN RIÊNG?
Không phải ngẫu nhiên mà các “ông lớn” TMĐT đều muốn có nền tảng thanh toán điện tử riêng. Lợi ích đầu tiên và cũng là lý do phổ biến nhất của việc này là mong muốn hoàn thiện trải nghiệm mua sắm cho người dùng trên nền tảng số, từ đó tăng tỉ lệ người dùng quay lại và trở thành khách hàng trung thành. Ngoài ra sở hữu ví điện tử riêng và khuyến khích người dùng mua sắm còn mang lại nhiều lợi ích sâu xa khác cho các trang TMĐT.
Lợi ích thứ hai của việc sở hữu nền tảng thanh toán điện tử riêng chính là tối ưu chi phí bán hàng. Các chuyên gia nhận định việc giảm tỉ lệ số đơn hàng thanh toán bằng tiền mặt (Cash-On-Delivery) có thể giúp các trang TMĐT giảm chi phí bán hàng. Ví dụ, số lượng đơn hàng mà khách huỷ, giao không thành công sẽ giảm đáng kể nếu người dùng đã thanh toán trước.
Thứ ba, việc có nền thanh toán điện tử riêng cũng giúp các trang TMĐT giảm chi phí luân chuyển dòng tiền thông qua các đơn vị người bán, người mua và đơn vị bên thứ ba.
Không dừng lại ở những lợi ích ấy, lợi ích thứ tư của việc có ví điện tử riêng là giúp các nền tảng TMĐT “vẽ” được chân dung người dùng với các “đường nét” như họ tài sản, mức thu nhập , hay họ dùng tiền vào những việc gì. Từ đây, các dịch vụ thương mại điện tử có thể “may đo” thêm các tính năng phù hợp nhất với từng nhóm người dùng và tạo ra giá trị gia tăng từ đó. So với những lợi ích như hoàn thành trải nghiệm người dùng hay tối ưu chi phí bán hàng, dữ liệu người dùng là mục đích sau cuối của các nền tảng TMĐT khi có ví điện tử riêng.
GAIA DIGITAL PAYMENT – NỀN TẢNG THANH TOÁN HÀNG ĐẦU GIÚP DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÍ ĐIỆN TỬ DOANH NGHIỆP
Tháng 01/2022, công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Liên Việt ra mắt Giải pháp thanh toán điện tử Gaia Digital Payment, chính thức bước chân vào thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, cạnh tranh sòng phẳng với các “ông lớn” trong lĩnh vực thanh toán đầy tiềm năng này.
Gaia Digital Payment có thể dễ dàng chỉnh sửa cho phù hợp thiết kế riêng của từng thương hiệu
Với lợi thế vốn là công ty Fintech chuyên sâu các giải pháp thanh toán và ngân hàng số, đội ngũ chuyên gia và kỹ sư công nghệ của LienVietTech có hiểu biết sâu sắc về an toàn bảo mật và tiện dụng. Giao diện Gaia Digital Payment được thiết kế tinh tế và tối giản theo phong cách hiện đại, thân thiện, dễ dàng “cá nhân hóa” theo thương hiệu của đối tác. Gaia Digital Payment hứa hẹn sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng sở hữu nền tảng thanh toán riêng, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng, tối ưu quản lý vận hành, cải thiện doanh thu.
So sánh Gaia Digital Payment và Cổng thanh toán truyền thống
Liên hệ ngay hotline: 02432098686 để được tư vấn chi tiết hơn giải pháp Gaia Digital Payment