Sự trỗi dậy của mô hình Bank-as-a-Service (BaaS)
Đại dịch Covid-19 và sự phát triển không ngừng của chuyển đổi số đã tạo nên những thay đổi lớn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam. Một trong những xu hướng nổi bật là các Ngân hàng dần trở thành “Ngân hàng mở”, xây dựng các sản phẩm theo hình thức cung ứng dịch vụ – Bank-as-a-Service.
Vậy BaaS là gì, vì sao nó trở thành xu hướng tại các Ngân hàng ở Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
1. Dịch vụ Banking-as-a-Service (BaaS) là gì?
Dịch vụ BaaS được biết đến là một mô hình cho phép các đối tác thứ ba kết nối với hệ thống của ngân hàng thông qua API để cung cấp trực tiếp các dịch vụ tài chính – ngân hàng tới khách hàng trên hệ thống ứng dụng/ nền tảng của đối tác đó.
Bằng cách này, một doanh nghiệp không phải là ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số như ngân hàng di động, thẻ, khoản vay và phương tiện thanh toán cho khách hàng của mình mà không cần phải xin giấy phép ngân hàng riêng.
Ví dụ, khách hàng có thể nạp/rút tiền vào ví, mở tiền gửi tiết kiệm trên ví điện tử; thanh toán bằng thẻ ATM ngân hàng trên các sàn thương mại điện tử; thậm chí được chi trả lương trực tiếp trên hệ thống quản trị của chính công ty mình làm việc…
2. Lợi ích của BaaS
Bank-as-a-Service mang đến lợi ích cho cả ba bên: khách hàng, ngân hàng và doanh nghiệp.
2.1 Lợi ích của BaaS cho khách hàng
Mô hình dịch vụ ngân hàng mang lại sự đổi mới và tùy biến cho sự phát triển của các sản phẩm tài chính, cho phép khách hàng được hưởng lợi ích sau:
- Khách hàng sẽ bỏ ra chi phí thấp hơn dẫn đến chi phí sử dụng dịch vụ thấp hơn nhưng với chất lượng dịch vụ cao hơn.
- Dễ dàng so sánh các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác nhau thông qua các trang web so sánh giá trực tiếp.
- Đồng thời họ có thể bắt đầu các dịch vụ và sản phẩm tài chính từ các trang web của các công ty phi tài chính, ngược lại cũng có thể sử dụng các dịch vụ phi tài chính từ website của một ngân hàng.
2.2 Lợi ích của BaaS cho ngân hàng
Mô hình BaaS cho phép các ngân hàng tập trung vào thế mạnh của mình trong khi thuê ngoài các hoạt động không cốt lõi, mang lại những lợi ích sau:
- Tăng hiệu quả: Các ngân hàng có thể tập trung vào thế mạnh của mình và thuê ngoài các hoạt động không cốt lõi cho các nhà cung cấp BaaS. Điều này cho phép họ tăng hiệu quả và giảm chi phí.
- Giảm thiểu rủi ro: Các ngân hàng có thể chuyển một số rủi ro liên quan đến việc phát triển sản phẩm mới cho các nhà cung cấp BaaS. Điều này bao gồm rủi ro thay đổi quy định và công nghệ mới trở nên lỗi thời.
- Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: Các ngân hàng có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách thuê ngoài CNTT và các hoạt động không cốt lõi khác cho các nhà cung cấp BaaS. Điều này cho phép họ tập trung vào thế mạnh cốt lõi của mình và cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
2.3 Lợi ích của BaaS cho doanh nghiệp
- Doanh nghiệp trở thành chủ ngân hàng: Các nhà đầu tư Fintech cho rằng lĩnh vực khởi nghiệp phổ biến nhất là dịch vụ thanh toán và quyết toán. Họ cho rằng đầu tư vào các giải pháp ngân hàng là một ý kiến hay vì lĩnh vực fintech đang phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp đóng vai trò là bên thứ ba giữa tổ chức tài chính và khách hàng để họ có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng mà không vi phạm bất kỳ luật nào. Đây cũng là một cách tốt để các doanh nghiệp kiếm tiền.
- Sự chấp nhận của khách hàng: Mọi người có thể khó cung cấp thông tin tài chính của mình cho một công ty mà họ chưa từng nghe đến. Các nhà cung cấp BaaS nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng bằng cách hợp tác với các ngân hàng nổi tiếng.
3. Sự phát triển của BaaS tại Việt Nam
Tác động của đại dịch Covid-19 không chỉ mang lại những hậu quả khủng khiếp, mà còn tạo cơ hội cho việc gia tăng quá trình chuyển đổi số và sự phát triển của Bank-as-a-Service cả trên toàn cầu và tại Việt Nam.
Theo một báo cáo của Juniper Research vào tháng 9/2022 cho thấy, doanh thu của nền tảng BaaS trên toàn cầu sẽ tăng từ 11 tỷ USD năm 2022 lên mức 38 tỷ USD vào năm 2027. Mức tăng trưởng 240% cho thấy khả năng to lớn của BaaS trong việc gia tăng sự gắn kết giữa các thương hiệu và khách hàng của họ, bằng cách cung cấp các trải nghiệm dịch vụ ngân hàng và thanh toán thân thiện với người dùng.
Tại Việt Nam, với tiềm năng thị trường trẻ và quy mô lớn, mô hình BaaS được dự báo sẽ có cơ hội tăng tốc. Đặc biệt khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thanh toán thông minh, tích hợp đa dạng các dịch vụ kỹ thuật số,… Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tốc độ tăng trưởng về lượng giao dịch qua ngân hàng di động tại Việt Nam là 200%; 77% quan tâm đến ngân hàng số và sẽ trải nghiệm hình thức này trong giao dịch tương lai (Khảo sát từ VISA về thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam).
Nhận thức được tầm quan trọng của mô hình này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nghị quyết số 2655/QĐ-NHNN nhằm mục tiêu phấn đấu mục tiêu muộn nhất đến năm 2025 Việt Nam sẽ đưa ra được Chuẩn giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API). Đây là cơ sở chính sách và tiêu chuẩn giúp làn sóng BaaS sẽ bùng nổ ở Việt Nam làm dịch chuyển cơ bản mô hình kinh doanh trong hệ sinh thái.
4. Olympus BaaS – Giải pháp Ngân hàng như một dịch vụ tiên phong tại Việt Nam
Là nhà tiên phong cung cấp sản phẩm công nghệ tài chính, Atomi Dgital tiên phong triển khai dịch vụ Olympus BaaS giúp ngân hàng phát triển nền tảng cho phép mở & nhúng dịch vụ thanh toán, tài chính của Ngân hàng vào hệ sinh thái khác. Giải pháp BaaS của Atomi Digital bao gồm:
- Giải pháp mở Open Banking API: Cung cấp nền tảng giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs). Cho phép bên thứ 3 truy cập các thông tin tài khoản ngân hàng, lịch sử giao dịch, thực hiện các giao dịch của khách hàng thông qua các API với sự cho phép của chính khách hàng. Trong đó, bộ API gồm đa dạng API phục vụ các mục đích, nghiệp vụ khác nhau như:
– On-boarding
– Truy vấn
– Chuyển tiền
– Tiết kiệm
– Cho vay
– Quản lý thiết bị
- Giải pháp nhúng Embedded Banking: Giúp tích hợp các dịch vụ tài chính trong nền tảng và ứng dụng của bên thứ ba, thông qua các API và SDK. Các nhóm chức năng nhúng chính bao gồm:
– Tạo tài khoản và thẻ
– Chuyển tiền
– Tiết kiệm
– Thanh toán
– Quản lý tài khoản
– Bán chéo sản phẩm
- Giải pháp nhãn trắng White label Banking: Ngân hàng cấp quyền cho bên thứ 3 có thể tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh của chính họ tuân thủ khung quy định và khung sản phẩm của ngân hàng. Bên thứ 3 có thể tùy chỉnh thương hiệu và các dịch vụ
Để được tư vấn chi tiết hơn về Giải pháp BaaS, vui lòng liên hệ Atomi Digital theo hotline 024 3209 8686 hoặc hòm thư lienhe@atomi.com.vn!